Với những thắc mắc về Tử vi thì bài "Thực hư về Di Hi Trần Đoàn và sách "tu vi Đẩu Sổ toàn thư", sẽ thuật lại những điều thuộc kiến thức sơ bộ của môn học huyền bí này.
Cuốn sách Tử Vi Đẩu Số toàn thư
Tử vi là gì?
Hiểu một cách cơ bản nhất, Tử vi hay Tử vi Đẩu Số là một hình thức bói toán (hay phương pháp dự trắc) về vận mệnh con người. Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, can chi… bằng cách lập ra la so tu vi với thiên bàn, địa bàn và các cung sao, căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người.
Nếu chiết tự ra, thì tử vi nghĩ là tên một loài hoa tường vi màu đỏ (tử: màu đỏ tía – vi: tường vi hoa). Từ ngàn xưa, khoa chiêm tinh tướng mệnh Đông phương thường dùng loại hoa màu đỏ tía này để chiêm bốc. Ngoài ra, người ta còn cho rằng “tử” là tím, còn “vi” là huyền diệu, vi diệu. Cũng có người cho rằng tên gọi được lấy từ sao Tử vi, một ngôi sao quan trọng nhất trong 110 sao của môn bói toán này.
Thuộc về “huyền học”, đối tượng của xem bói trong Tử vi là số mệnh con người. Số mệnh con người được xét trong Tử vi là số phận con người gắn liền với gia đình, dòng họ (ông bà, bố mẹ, anh em, con cái) và những mối quan hệ xã hội. Nhiều người quan niệm Tử vi là một khoa học có sức mạnh siêu nhiên, giải thích được tất cả về số mệnh và bí ẩn của đời người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Tử Vi cũng chỉ trả lời được phần nào cuộc sống trước sau mà định mệnh, nếu có, đã an bài cho mỗi con người.
Cũng có người cho rằng: “Tử vi là nhân sinh quan, không phải là huyền bí”. Tử vi là sự thể hiện sự hiểu biết của con người về cuộc sống trong thế giới của mình qua những quy tắc "âm dương – ngũ hành”, bao gồm tất cả những gì đơn giản nhất, cũng như huyền bí nhất mà con người nhận thức được trong quá trình sống của mình. Trong thế giới của mình, con người nhận biết được gì thì đưa vào trong Tử Vi. Còn việc ứng nghiệm đến đâu thì còn tùy thuộc vào nhiều thông số khác. Để hiểu và vận dụng được Tử Vi phải có sự hiểu biết sâu sắc vũ trụ về con người cũng như về nền văn hóa nói chung. Cũng như nhiều lý thuyết khác, Tử vi cũng có ưu điểm cùng với những khiếm khuyết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự suy đoán kết hợp với những kinh nghiệm quan sát từ thực tế đời sống khiến Tử vi đã từ hàng ngàn năm nay có một sức hấp dẫn thú vị.
Khoa Tử vi có từ bao giờ?
Hiện nay có nhiều tông phái Tử vi, có nhiều tài liệu viết về nguồn gốc Tử vi. Nhưng khoa Tử vi bắt nguồn từ thời nào, ai là người khai sáng ra nó thì cho đến nay sách sử không ghi lại rõ ràng. Các nhà Tử vi thường chỉ chú ý đến việc giải đoán Tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử khoa này vẫn còn lờ mờ.
Người ta đều cơ bản thống nhất với nhau, Tử vi là sản phẩm của văn hóa Trung hoa do Hi Di Trần Đoàn sáng tạo ra vào thời cuối đời Đường đầu đời Tống. Tuy coi Trần Đoàn là ông Tổ của Tử vi song vẫn chưa có bằng chứng xác thực, tất cả đều mang tính truyền thuyết hoặc hư cấu. Một số thuyết cho rằng ông cũng không phải là người phát minh ra mà chỉ là tập hợp lại những vấn đề cơ bản, người đời sau phát triển bổ sung thêm vào.
Ngay từ đời Gia Tỉnh thuộc Minh triều có lưu truyền cuốn “Tử Vi Đẩu Số toàn thư” do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa ở đầu nói rằng “tử vi Đẩu Số toàn thư” là của tác giả Hi Di Trần Đoàn. Bài tựa viết như sau: “Thường nghe nói cái lý của số mệnh rất huyền vì ít ai biết cho tường tận để mà thuận thụ coi công danh phú quí trên đời đều có mệnh. Tôi vì muốn biết nên đã tới tận núi Hoa Sơn chỗ ông Hi Di Trần Đoàn đắc đạo để chiêm bái nơi thờ tự của bậc đại hiền. Lúc ra về thì thấy một vị cao niên thái độ ung dung chân thực đưa cho tôi cuốn sách mà bảo: “Đây là “Tử vi Đẩu Số tập” của Hi Di tiên sinh”.
Mang về mở ra xem, ban đầu các sao nghĩa lý thật ảo diệu nhưng càng đọc càng thấy lời bàn luận xác đáng, đem ra đoán thử thấy lời đoán rất thần nghiệm, càng học càng thấy hay lạ. Bất giác phải kêu lên: “Tạo hóa chí huyền chí hư mà soi sáng được đến thế này, nếu còn tâm bậc đại hiền không nhập vào với tạo hóa thì làm sao biết nổi. Tinh tú ở xa muôn triệu dặm mà tính hết vào trong một bàn tay, nếu bậc đại hiền không phải là người hung tàng tinh đẩu (trong ngực có tinh đẩu) thì làm sao tính nổi. Ngôi trời ở trên, ngôi đất ở dưới, loài người đứng giữa. Hi Di tiên sinh đã tìm được lẽ con người thiên hợp và lẽ trời nhân hợp của sự biến hóa của các vi tinh đẩu để tính ra số mệnh hay dở của từng người, nếu không có cái học quán thiên nhân thì ai làm nổi. Hi Di tiên sinh xứng đáng là một bâc cao nhân, một thần nhân vậy. Bởi thế tôi muốn đem những lời dạy của Hi Di tiên sinh phổ biến cho khắp thiên hạ trong cõi thế gian thấp kém này được hiểu cuộc đời là có mệnh số”.
Như vậy theo phân tích, tác giả La Hồng Tiên chỉ là người chấp bút, phổ biến môn Tử Vi Đẩu số vào dân gian, còn tác giả chính danh là Hi Di Trần Đoàn. La Hồng Tiên sống vào thời Minh Triều, tức sau đời nhà Tống đến vài thế kỷ, mà cuốn Tử Vi Đẩu số ông ta nhận được có đúng là của Hi Di Trần Đoàn hay không, đến nay vẫn còn là ẩn số.
Học thuyết của Trần Đoàn sau này truyền cho Thiệu Ưng (tức Thiệu Khang Tiết) đời Tống, tác giả cuốn “Mai Hoa dịch số”. Thiệu Ưng do ảnh hưởng của Trần Đoàn đã vẽ ra đồ Tiên thiên và Hậu thiên Bát quái có tính cách đạo thuật. Thiệu Khang tiết còn ứng dụng thêm môn Tượng số của Kinh Phòng đời Hán, chia các số ra thế số, dụng số, biến số, hóa số, động số, thực số… Song, ông không lấy Tượng số làm cứu cánh. Cứu cánh chính vẫn là cái đạo và lý, điều căn bản của Tượng số.
Ông nói: “Có ý thì mới có lời, có lời thì tất có tượng làm cho lời và ý sáng tỏ. Tượng và số vi như cái đó, cái lưới, lời và ý ví như cá, như thỏ. Được cá, được thỏ mà quên, quên lưới thì được, chứ bỏ đó, bỏ lưới không dùng mà muốn được cá, được thỏ thì chưa có bao giờ. Và theo ông: “Tượng và số chỉ là những công cụ giúp cho ngôn ngữ biểu tượng ý tưởng dễ nắm được đạo lý”. Thiệu Khang Tiết có quan niệm về tượng có chỗ khác với Dịch ví như ông cho Thái Nhu (cực nhu) là nước. Thái Cương, cực Cương là lửa. Dịch cho Thái nhu: đất (Khôn), Thái Cương, núi (Cấn). xem tu vi tuoi ty
Du nhập vào Việt Nam
Tuy xuất phát từ Trung Quốc, Tử vi không được nổi bật lắm trong các môn bói toán khác. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành môn học giả Việt nam đã cống hiến thêm cho môn này trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn. Dần dần, Tử vi Việt Nam có thêm những di biệt so với Tử vi nguyên thủy của Trung Quốc. Những dị biệt bao gồm: Cách an mệnh của Tử vi Việt nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi một số phái Tử vi Trung Quốc bắt đầu từ cung Sửu, Cách tính tuế hạn của Tử vi Việt nam tùy thuộc vào chi của tuổi người xem. Trong khi tuế hạn của Trung Quốc cố định.